Người mẹ kể lại khoảnh khắc cuối nhìn thấy con trong trận lũ chưa từng có 140 năm ở Trung Quốc
Cô bé Miao Chunyou, 10 tuổi, la hét gọi mẹ khi bị cuốn theo dòng nước lũ đục ngầu. Dòng nước siết đã giằng cô bé khỏi tay cha mình trong cơn lũ.
Khoảnh khắc cuối cùng nhìn thấy con gái
Cơn lũ gây ra do mưa không ngớt, cuốn cả gia đình 3 người lên mái nhà.
Mẹ cô bé, lúc đó đang bám vào một cành cây, chỉ biết bất lực nhìn theo. Đó là khoảnh khắc cuối cùng cô nhìn thấy Miao. Đã hơn 10 ngày trôi qua nhưng hai vợ chồng anh Chang vẫn chưa có tin tức gì về con gái.
"Cảnh tượng giống như trong phim, với những đợt sóng dữ dội", mẹ của Miao mô tả.
Bức ảnh cuối cùng của cô bé Miao
Trời mưa như trút, nước nhanh chóng tràn vào nhà, cô và chồng đã cố gắng tát nước ra ngoài nhưng trong vòng nửa giờ, nước lũ và bùn đã tràn qua bức tường phía trước.
Anh Chang là một công nhân nhập cư và dành phần lớn thời gian trong năm ở Bắc Kinh, nơi anh làm việc. Vợ và con gái anh đã từ Hà Nam đến thăm anh khi trời bắt đầu mưa. Cả ba hầu như đã xa nhau thời gian giẫn cách vì dịch Covid, và đây là cuộc hội ngộ được họ mong đợi chờ đợi.
Vừa qua, Trung Quốc đã hứng chịu 3 cơn bão kéo dài hơn 3 tuần, làm trầm trọng thêm các trận mưa theo mùa. Hai trong số ba cơn bão đổ bộ vào nước này, bao gồm siêu bão Doksuri, di chuyển chậm trên các khu vực ở tây bắc Trung Quốc trong vài ngày, làm ngập lụt thủ đô Bắc Kinh và các tỉnh lân cận như Hà Bắc.
Tuần đó, thủ đô của Trung Quốc trải qua lượng mưa lớn nhất trong 140 năm. Cho đến nay, 62 người được xác nhận đã tử vong trong trận đại hồng thủy - 33 người ở Bắc Kinh và 29 người ở tỉnh Hà Bắc lân cận.
Thị trấn Trung Quốc bị nhấn chìm trong lũ
Wan, sống ở Bắc Kinh, cho biết ngôi làng miền núi Tangjiazhuang ở tỉnh Hà Bắc, nơi gia đình ông sinh sống, đã bị sạt lở đất hai ngày trước đó.
Trận mưa đã chia cắt ngôi làng là nơi sinh sống của 2.000 người, hầu hết là người già.
Ông Wan nói rằng ông đã vội vã đến Đường Gia Trang cùng vợ để hỗ trợ người thân nhưng bị chặn lại ở một ngôi làng lân cận do nước ngập đến cổ. Không nản lòng, họ chọn một tuyến đường thay thế. Địa hình dốc khiến ông bị trượt chân và trẹo mắt cá chân.
Nhưng khi đến, tất cả những gì nhìn thấy là một biển nước, vợ của ông Wan nhớ lại.
Lực lượng cứu hộ đến Tangjiazhuang vào ngày 3/8, ba ngày sau vụ lở đất. Chính quyền địa phương thống kê được 10 người chết và 18 người khác mất tích.
Ông Wan cho biết 7 người thân của ông đã chết hoặc mất tích, trong đó có 2 cháu trai của ông, một đứa 7 tuổi và một đứa 4 tuổi.
Cơ quan chức năng của Trung Quốc cũng đang làm việc liên tục để nỗ lực cứu hộ.
Khi lũ rút, người dân bắt đầu sắp xếp lại cuộc sống, xúc bùn ra khỏi nhà, giặt quần áo và các thiết bị đã chuyển sang màu nâu. Nhưng các nhà khoa học cho biết biến đổi khí hậu sẽ sinh ra những cơn bão mạnh hơn, thường xuyên hơn như Doksuri.
Tags:siêu bão Doksuri
mưa bão
lũ lụt
trung quốc
Tin cùng chuyên mục